Vievie

Navigation

Toggle
  • Trang chủ
  • Cho bệnh nhân
  • Cho bác sĩ
  • Tin tức
  • FAQs
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Liên hệ
en

Content

  • Thông tin VieVie
  • Thông tin sức khoẻ
  • Thông tin các đối tác

November 07, 2019 Trở về danh sách

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHO TRẺ

NHỮNG BỆNH LÝ NÀO CÓ THỂ SỬ DỤNG KHÁNG SINH   

Một số bệnh trẻ em thường gặp như trẻ bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, khàn giọng… thì đến 90% bệnh đều là do virus hay siêu vi gây ra. Những bệnh này thường không cần phải điều trị quá đặc biệt, chỉ cần chăm sóc cho trẻ đúng cách thì trẻ sẽ rất nhanh khỏi bệnh.

Kết quả hình ảnh cho thuốc kháng sinh cho trẻ em"

Theo các chuyên gia thì thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với các bệnh do vi trùng (bacteria) chứ không có tác dụng đối với những loại virus hay siêu vi. Chính vì thế, nếu thấy con trẻ thỉnh thoảng bị ho, sốt, sổ mũi nhẹ thì bố mẹ không cần quá lo lắng mà vội vã đi mua thuốc kháng sinh cho con uống. Việc làm này chỉ càng gây hại cho sức khỏe của trẻ mà không đem lại hiệu quả gì.

Khi thấy trẻ bệnh thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện để khám, sau đó tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có nên dùng kháng sinh hay không cho phù hợp.

NGUYÊN TẮC CHO TRẺ UỐNG KHÁNG SINH HIỆU QUẢ   

Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ cần phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định, bởi ở mỗi độ tuổi khác nhau thì cơ thể trẻ sẽ thích ứng được những loại thuốc khác nhau và liều lượng khác nhau.

Đúng chỉ định

Sau khi đã qua thăm khám tình trạng sức khỏe của trẻ thì bác sĩ sẽ quyết định là có nên sử dụng kháng sinh hay không. Nếu có thì bố mẹ cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc ở các hiệu thuốc nhỏ lẻ bên ngoài cho trẻ uống hoặc sử dụng thuốc theo sự mách bảo của người khác để tránh gây hại cho trẻ.

Đúng tuổi

Mỗi lứa tuổi sẽ có một thể trạng khác nhau và phù hợp với loại thuốc khác nhau. Chính vì thế, nếu sử dụng thuốc không phù hợp với lứa tuổi thì rất dễ gây ngộ độc thuốc, chẳng hạn như tuyệt đối không được lấy thuốc của người lớn để cho trẻ uống.

Đúng liều lượng, đúng thời gian

Liều lượng thuốc mỗi lần uống sẽ phụ thuộc vào cân nặng của trẻ. Vì thế, bố mẹ tuyệt đối không nên: tự ý đổi thời gian uống thuốc của trẻ khi thấy trẻ đã uống thuốc nhưng không khỏi và cũng không được tự ý giảm liều hoặc tăng liều thuốc của trẻ.

CÁCH CHO TRẺ UỐNG KHÁNG SINH ĐÚNG CHUẨN

Đối với trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ

Kết quả hình ảnh cho thuốc kháng sinh siro cho trẻ em"

Khi bắt buộc phải cho trẻ uống kháng sinh thì nên chọn loại thuốc dạng lỏng như thuốc siro, hỗn dịch, nhũ dịch (là dạng thuốc lỏng có một lớp trắng đục như sữa, phải lắc kỹ để trộn đều thuốc trước khi uống) hoặc các loại thuốc giọt hoặc thuốc bột dùng để hòa vào nước để uống. Những loại thuốc này có mùi vị ngọt, thơm nên trẻ sẽ rất thích uống.

Đối với những trẻ lớn từ 5 tuổi trở lên

Đối với trẻ ở độ tuổi này thì trẻ đã có thể nuốt được viên thuốc nên có thể cho trẻ uống kháng sinh được bào chế thành thuốc dạng viên nén hoặc thuốc con nhộng. Không nên nghiền nát thuốc mới cho trẻ uống thì có một số loại thuốc rất đắng, trẻ sẽ không uống được. Ngoài ra, cũng không nên pha thuốc vào bất kỳ loại thức ăn, nước uống nào vì có thể sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Kết quả hình ảnh cho thuốc kháng sinh cho trẻ em"

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHO TRẺ UỐNG KHÁNG SINH

  • Thuốc kháng sinh chỉ nên dùng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn và không điều trị các bệnh do nhiễm siêu vi như cảm cúm, viêm mũi họng
  • Không tự ý dùng thuốc cho trẻ vì có thể gây ngộ độc, lờn thuốc
  • Luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ khi dùng bất kỳ thuốc gì cho trẻ
  • Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc, không sử dụng toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống
  • Không được tự ý ngừng thuốc khi bạn cảm thấy con mình khỏe hơn sau vài ngày
  • Thông thường, thuốc kháng sinh được uống sau bữa ăn. Nhưng trong một số trường hợp bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống trước hoặc trong bữa ăn, chỉ nên dùng nước lọc để uống thuốc
  • Không bóp mũi trẻ, đè đổ thuốc, nên dỗ dành trẻ nếu trẻ khóc hoặc không chịu uống thuốc
  • Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hay đang co giật
  • Không nên cho trẻ uống thuốc lúc bụng đói, nhất là các thuốc giảm đau, kháng viêm như: aspirine, corticoide… để phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày
  • Cho trẻ uống những loại thuốc phù hợp với lứa tuổi của trẻ
  • Thuốc kháng sinh cũng tấn công luôn các vi khuẩn đường ruột có lợi cho cơ thể, cùng với các vi khuẩn có hại. Nên bổ sung lợi khuẩn hoặc yogurt trong bữa ăn để tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột và chống lại các tác hại của kháng sinh
  • Cho bé uống thêm nước ép trái cây để duy trì lượng nước của cơ thể trong thời gian điều trị kháng sinh nhằm giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể
  • Trong quá trình dùng thuốc, nên ăn những món dễ tiêu, tránh dầu mỡ và thực phẩm quá mặn vì hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nhẹ
  • Tránh dùng các chế phẩm bổ sung sắt trong đợt dùng thuốc. Bạn có thể cho trẻ tiếp tục dùng các chế phẩm bổ sung canxi và các vitamin

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG DÙNG THUỐC, CHỈ PHÒNG BỆNH

Vào thời điểm giao mùa, trẻ rất dễ bị nhiễm siêu vi: sốt, cảm cúm. Bố mẹ có thể phòng bệnh cho con không cần dùng thuốc bằng cách:

  • Giữ ấm cho trẻ, nhất là về đêm
  • Hạn chế để trẻ ăn các thức ăn quá lạnh
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay người bệnh
  • Luôn giữ không khí trong nhà thoáng mát, sạch sẽ
  • Khi trẻ mới chớm những dấu hiệu của bệnh, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp vệ sinh mũi, miệng, họng cho con bằng nước muối sinh lý

NHỮNG LOẠI KHÁNG SINH KHÔNG NÊN DÙNG CHO TRẺ NHỎ

Cloramphenicol

Thuốc này có thể gây “hội chứng xanh xám” cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non. Trẻ bị xanh tái dần rồi trụy tim mạch và tử vong, thậm chí Cloramphenicol còn gây ngộ độc cho tủy xương, nếu dùng kéo dài có thể gây suy tủy, thiếu máu không hồi phục.

Tetracyclin

Khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 8 tuổi vì thuốc này làm chậm phát triển xương, làm cho răng của trẻ có màu vàng nâu vĩnh viễn và còn làm căng thóp ở trẻ sơ sinh.

Kháng sinh nhóm aminozid (như streptomycin, gentamycin)

Nếu dùng cho trẻ sơ sinh sẽ dễ gây điếc. Các loại sulfonamid như bactrim không nên dùng cho trẻ nhỏ vì dễ gây vàng da và độc với thận. Các thuốc kháng sinh negram, nitrofurantoin, rifamicin cũng không nên dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây vàng da, nhiễm độc cho gan.

Nguồn ảnh: Internet

BS NGUYỄN THANH BÌNH

Trở về danh sách

You may also be like those posts

  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẢY MÁU MŨI

    Chảy máu mũi (chảy máu cam) là một cấp cứu trong tai mũi họng thường gặp nhất, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, mức độ có th...

    Jun 23 Đọc thêm

  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CHO...

    MẢNG BÁM     Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh về nướu là mảng bám – đó là một lớp vi khuẩn dày hình thành trên...

    May 04 Đọc thêm

  • TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG ĐỂ CHỐNG NHIỄM COVID-19...

    TÁC DỤNG CỦA VITAMIN C Vitamin C góp phần tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào khác...

    Mar 24 Đọc thêm

Footer

  • Công Ty TNHH VieVie Healthcare

    Địa Chỉ: 109 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.HCM.

    Số ĐKKD: 0314 48 9494 - Ngày cấp 03/07/2017 - Nơi cấp: Sở KHĐT TP.HCM

    Giấy phép ICP số 64/GP-STTTT Do Sở Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 2/11/2017

    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 579/GP-BTTTT do Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 22/11/2017

    1900232417  info@vievie.vn

  • Ministry of Industry and Trade Ministry of Industry and Trade

© 2017 VieVie Healthcare. All rights reserved.

Quy chế hoạt động Cơ chế giải quyết tranh chấp Privacy Policy Agreement

Asset 5
x

Gia nhập đội ngũ VieVie

VieVie tìm kiếm những cá nhân có năng lực gia nhập đội ngũ chúng tôi với khát vọng tạo nên mũi đột phá trong nền y tế Việt Nam.

Vui lòng điền các thông tin sau

x

Join Our Team

Please fill out the below information